Thành phố Hồ Chí Minh, nơi khởi xướng chương trình xoá đói giảm nghèo

25/06/2011 12:00 AM

S au ngày giải phóng 30/4/1975, ở thành phố Hồ Chí Minh, số hộ đói nghèo chiếm hơn 30%. Là địa phương có số dân đông nhất nước, cũng là nơi khởi xướng và tổ chức thành công chương trình xoá đói giảm nghèo, cuối năm 2002 vừa qua, số hộ nghèo thành phố còn không đến 30%. Thành phố phấn đấu đến hết năm 2003 không cò n hộ nghèo.

Quá trình xoá đói giảm nghèo ở thành phố Hồ Chí Mình được tạm chia thành 3 giai đoạn. Từ năm 1992 đến năm 1995, thành phố tập trung cho việc xoá đói. Vào dịp kỷ niệm 20 năm Ngày giải phóng 30/4/1995 thành phố đã cơ bản hoàn thành mục tiêu xoá hộ đói. Từ đó thành phố chuyển sang giai đoạn mới là giảm nghèo và chống tái nghèo, tái đói. Năm 2001, đã có hơn 10 nghìn hộ xoá được nghèo, hàng trăm hộ làm ăn khá giả. Năm 2002 vừa qua, có thêm 20 nghìn hộ xoá được nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 3 % trên tổng số hộ dân toàn thành phố. Thành phố phấn đấu đến hết năm 2003 này sẽ xoá hộ nghèo về trước thời gian đã định 2 năm.

Bài học thành công của chương trình xoá đói giảm nghèo này là do thành phố đã thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp trên cơ sở khai thác tốt tiềm năng và thế mạnh trên địa bàn. Ba việc lớn được đặc biệt tập trung giải quyết là: trợ vốn cho xoá đói giảm nghèo, có phương hướng trợ vốn và các chính sách ưu đãi người nghèo. Về giải pháp vốn, hiện nay, thành phố đã có hơn 100 tỷ VND. Về phương thức trợ giúp người nghèo, thành phố thực hiện đa dạng hoá và linh hoạt, phù hợp với từng giai đoạn, từng vùng. Ông Nguyễn Văn Xê, phó Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo của thành phố Hồ Chí Minh cho biết: "Trong giai đoạn đầu, chúng tôi theo phương thức cứu trợ, cứu đói là chủ đúng trong giai đoạn cứu đói mà thôi. Sau 1995, chúng tôi tập trung cho nhóm hộ xoá chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng, các tổ sản xuất thủ công, dịch vụ để vượt ra khỏi chuẩn nghèo, làm ăn khá lên và thu hút lao động xoá đói giảm nghèo".

Thành phố thực hiện trợ vốn và trực tiếp gắn với hướng dẫn cách làm ăn, đầu tư gián tiếp bằng đưa vốn vào cơ sở sản xuất, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp để thu nhận lao động nghèo vào làm việc với mức đầu tư cho một lao động là 5 triệu VND. Với cách làm ăn này, chỉ tính trong 4 năm (1996-1999) đã có hơn 250.000 lao động có việc làm ổn định. Thành phố xem xét, thu hồi đất công, cấp cho người nghèo làm ăn sinh sống. Hơn 500 ha đất do bà con nông dân ngoại thành hởng ứng phong trào "lá lành đùm lá rách" đã đợc nhường, cho mượn đối với hơn 1000 hộ gia đình trong diện xoá đói giảm nghèo. Thành phố còn tổ chức khám chữa bệnh miễn phí, cấp thẻ bảo hiểm y tế, bảo hiểm y tế học sinh, miễn, giảm học phí... Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của hộ nghèo được miễn, giảm thuế trong hai năm đầu và đợc giảm 50%. trong các năm tiếp theo. Đã có hơn 10 nghìn chiếc radio được cấp cho người nghèo để góp phần xoá đói thông tin.

Mục tiêu xoá đói giảm nghèo của thành phố đến hết năm 2003 là phấn đấu giảm hơn 23.000 hộ nghèo, để không còn hộ nghèo theo mức chuẩn hiện nay của thành phố, hoàn thành 6 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu cho 20 xã phường nghèo trọng điểm, đảm bảo xoá nghèo toàn diện và bền vững để tiếp cận thực hiện chuẩn nghèo quốc tế trong những năm tiếp theo, giảm dần khoảng cách giữa hộ giàu và hộ nghèo, giữa thành thị và nông thôn. Đây được coi là bước đột phá mới, rất táo bạo của thành phố để tạo sự bền vững cho công cuộc phát triển, góp phần để thành phố hoàn thành được kế hoạch là thành phố đi đầu cả nước trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với mục tiêu nói trên, công cuộc xoá đói giảm nghèo của thành phố hiện đang ở giai đoạn nước rút: Các cấp uỷ Đảng, chính quyền của thành phố bắt buộc phải xây dựng chương trình cụ thể thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo của từng địa phương, đơn vị.

Với quyết tâm đầy trách nhiệm, với sự sáng tạo trong cách nghĩ và năng động trong cách làm, tin rằng cuối năm 2003, thành phố Hồ Chí Minh sẽ đạt được mục tiêu xoá nghèo, góp phần vào sự ổn định và phát triển vững chắc của thành phố.

Top